Lưu lượng truy cập website của tôi đến từ đâu?

Bạn đã bao giờ tự hỏi lưu lượng truy cập trang web của mình đến từ đâu? Làm thế nào để mọi người tìm thấy và truy cập đến trang web của bạn? 

Rất may mắn, thật dễ dàng (và miễn phí!) để tìm hiểu với Google Analytics. [Nếu bạn chưa có Google Analytics, đây là cách thiết lập nó.]

Cách kiểm tra lưu lượng truy cập trang web của bạn

Sau khi trang web của bạn được thiết lập trên Google Analytics, hãy chuyển đến Acquisition (Đối tượng) > Overview (Tổng quan) ở menu bên trái. Từ đây, bạn sẽ thấy tổng quan về lưu lượng của tất cả các nguồn khác nhau đã và đang truy cập đến website của bạn.

Tổng quan lưu lượng truy cập website trong Acquisition (Đối tượng) - Google Analytics
Tổng quan lưu lượng truy cập website trong Acquisition (Đối tượng) - Google Analytics.

Tại đây bạn sẽ tìm thấy được sự cân bằng tốt nhất về lưu lượng truy cập từ những nguồn khác nhau, để nếu một nguồn lưu lượng biến mất thì bạn vẫn còn có các nguồn khác để giữ ổn định lượng truy cập cho website của mình. Giả sử trang web của bạn vì một lý do nào đó ngừng xuất hiện trên tìm kiếm Google hoặc ngân sách cho quảng cáo đã hết, thì bạn vẫn có thể đầu tư vào các lưu lượng truy cập từ những nguồn khác như email hay mạng xã hội.v.v.

Dưới đây là một số nguồn lưu lượng truy cập khác nhau đến website của bạn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Organic Search (Kết quả tìm kiếm tự nhiên)

Là lưu lượng truy cập từ những người dùng đã tìm thấy website của bạn thông qua kết quả tìm kiếm có trả tiền từ các công cụ tìm kiếm như Google. Điều này có nghĩa là họ đã nhập từ khóa và tìm thấy website của bạn thông qua các kết quả tìm kiếm ở mục tìm kiếm không trả tiền, nếu khách truy cập click vào các kết quả tìm kiếm trả tiền thì sẽ được liệt kê vào lưu lượng từ nguồn tìm kiếm có trả tiền "Paid search".

Kết quả tìm kiếm cụm từ "Thiet ke website theo yeu cau tai can tho"
Kết quả tìm kiếm cụm từ "Thiet ke website theo yeu cau tai can tho"

Trước đây, Google Analytics sẽ hiển thị chính xác các cụm từ mà khách truy cập đã nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm trang web của bạn, nhưng hiện nay thì điều đó không còn nữa. Thay vào đó, bạn phải liên kết Google Analytics của mình với Google Search Console, bạn mới có thể thấy được các cụm từ mà khách truy cập đã tìm kiếm và thấy được website của bạn. 

Direct (Trực tiếp)

Đây là những khách truy cập đã nhập URL trang web của bạn vào thanh địa chỉ trong trình duyệt web của họ. Thông thường họ là những người đã biết đến công ty của bạn hoặc đã truy cập website của bạn trước đây. Cũng có thể họ đã nhìn thấy địa chỉ website của bạn trong một quảng cáo nào đó.

Paid Search (Tìm kiếm có trả tiền)

Nếu bạn đang chạy quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Pay Per Click ads), thì lưu lượng truy cập được gửi từ những quảng cáo này sẽ được liệt kê vào lưu lượng từ Paid Search (Tìm kiếm có trả tiền). 

Referrals (Truyền thông xã hội)

Đây là lưu lượng truy cập trực tiếp từ các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn hoặc từ Website có liên kết đến trang web của bạn, chúng sẽ được hiển thị trong nhóm Referrals (Truyền thông xã hội).

Display

Đây là nguồn truy cập từ các quảng cáo hiển thị (Google Display Network) trên các website khác

E-mail

Nếu bạn chạy các chiến dịch tiếp thị qua email, thì những khách truy cập nhấp vào các liên kết trong email của bạn sẽ được liệt kê trong nhóm “Email”.

- Trên đây là thông tin tổng quan cơ bản về lưu lượng truy cập đến website của bạn thông qua công cụ hỗ trợ Google Analytics, giúp chúng ta có được cái nhìn tổng thể về lưu lượng truy cập đến website để từ đó đánh giá sơ bộ và quyết định tập trung vào nguồn truy cập nào để mang đến kết quả tối ưu nhất.

Nội dung liên quan:
Xây dựng nội dung website hiệu quả

Xây dựng nội dung website hiệu quả

Nội dung chính là thỏi nam châm của website và được cho là công cụ quan trọng nhất để giúp đạt được các mục tiêu tiếp thị của công ty.
Các lưu ý để giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn

Các lưu ý để giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn

Những lưu ý sẽ giúp ích rất lớn trong việc giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn, và cũng đồng thời giúp cho website có được uy tín cao hơn trên các bộ máy tìm kiếm.